Tag Archives: chiang mai

Ramble on and around Loy Krathong

English version below.


Nếu ai đã xem Tangled thì không thể quên cảnh Rapunzel và Flynn lênh đênh trên thuyền trong khi hàng trăm nghìn chiếc đèn trời được thả lên cao. Cảm hứng cho hình ảnh này chính là lễ hội Yee Peng/Loy Krathong, được tổ chức hàng năm ở các thành phố miền Nam Thái Lan. Năm ngoái mình có may mắn được là một phần của Loy Krathong tại Chiang Mai (nơi lễ hội được tổ chức tưng bừng nhất), nghiên cứu rất nhiều nguồn, nói chuyện với một số người dân bản xứ, và nhận thấy có nhiều nhầm lẫn về các lễ hội xung quanh sự kiện này nên muốn viết lại. Để biết thêm là chính, chứ mình nghĩ có chút nhầm lẫn cũng chẳng ảnh hưởng đến việc tận hưởng vẻ đẹp của Chiang Mai.

1. Loy Krathong thực chất là gì?

Collage 1Krathong tiếng Thái nghĩa là “đèn hoa đăng” nên Loy Krathong, trước nhất và trên hết, là lễ hội đèn hoa đăng. Đây là dịp người dân cảm tạ thuỷ thần, thuỷ linh đã mang đến nguồn nước dồi dào trước khi mùa khô đến. Đèn hoa đăng được tết thành hình hoa sen, ở trên cắm hoa, nến và cây hương. Trước khi thả trôi sông/nước, mình bỏ lên đó một ít tóc để bỏ đi những phiền muộn và điều dữ trong cuộc sống.

Một hoạt động lớn khác của LK là biểu diễn xe hoa đăng. Các xe tham gia diễu hành được trang trí rất cầu kỳ, đa số có ý nghĩa Phật giáo.

Tuy nhiên, nếu đến Chiang Mai đợt Loy Krathong, mình thấy mọi người vẫn thả đèn trời là chính, chứ không hứng thú lắm với việc thả đèn hoa đăng. Quả thực thì thả đèn hoa đăng không “thích” bằng thả đèn trời vì nhiều lý do: (1) thả đèn hoa đăng khó hơn vì bờ sông khấp khểnh, nên đa số không tự thả mà xếp hàng, đợi có người ngâm mình dưới nước để đẩy cho đèn trôi, (2) đèn hoa đăng không sáng bằng đèn trời, dễ bị thổi tắt, nên không phục vụ được mục đích chụp ảnh, và (3) lý do tương tự – đèn hoa đăng chỉ trôi sát mép sông chứ không rải rác cả bầu trời được.

2. Một lễ hội đèn lồng khác.

Yee Peng Festival và Loy Krathong Festival diễn ra cùng thời điểm nên bây giờ được coi như là một. Yee Peng Festival là lễ hội “đặc trưng” của miền bắc Thái Lan, có nguồn gốc từ Vương quốc Lanna. Đủ các thể loại đèn lồng – đèn treo, đèn cầm tay, đèn lồng xoay và đèn trời – sẽ được trang trí ngoài cửa nhà và trong chùa.

3. Thế dịp nào là thả đèn trời?

Ở Chiang Mai, có 2 sự kiện mà hàng nghìn chiếc đèn trời (lom khoi) sẽ được thả đồng thời (mass release).

Lanna Kathina Ceremony là một lễ hội Phật giáo, được tổ chức bởi Giáo hội Phật giáo và các cơ quan chức năng cấp quốc gia và địa phương, diễn ra phía sau Mae Jo University. Thường thì khách sẽ phải đến rất sớm để giữ chỗ, nếu ai lười có thể thuê các tour du lịch để đưa đón từ nhà và giữ chỗ cho mình. Sau khi các nhà sư đã tụng kinh, hàng loạt chiếc đèn sẽ được thả lên trời cùng một lúc, tạo nên một cảnh tượng vô cùng thanh tao, và đẹp đầy xúc cảm.

Tuy nhiên, xét về khía cạnh tôn giáo thì mass release chỉ là một phần của lễ hội. Trọng tâm chính là lễ “trao áo cà sa” (kathin), là dịp người dân cảm tạ các nhà sư bằng cách dâng công đức (áo cà sa, tiền, thức ăn). Chiang Mai là cố đô của Vương quốc Lanna, thời cực thịnh của Phật giáo, nên có rất nhiều chùa chiền, và các nhà sư rất được coi trọng. Các ngôi chùa ở đây có kiến trúc đa dạng, không khí vừa linh thiêng vừa trầm mặc, mình không theo đạo nhưng bước vào cũng cảm thấy rất yên bình. Ở Wat Chedi Luang, khách còn có thể đến trò chuyện cùng các nhà sư về Phật giáo, văn hóa, hay bất kỳ chủ đề nào (monk chat under the sun).

Lanna Kathina Ceremony là lễ hội cộng đồng nên ai cũng có thể tham dự, nhưng hãy nhớ ăn mặc kín đáo, lịch sự để tỏ lòng tôn kính. Dịp lễ được tổ chức vào ngày rằm, còn ngày tháng chính xác thì 1 tháng trước đó mới được thông báo chính thức: www.tourismchiangmai.org

Yee Peng Lanna (Mae Jo) là một sự kiện bán vé, được tổ chức bởi một nhóm Phật giáo tư nhân tên là Duang Tawan Santiparb Foundation, không thuộc quyền quản lý của hội Phật giáo. Đây là bản sao của Lanna Kathina ở chỗ sau lễ tụng kinh là mass release đèn trời. Khác ở chỗ, sự kiện này diễn ra bằng tiếng Anh để phục vụ khách du lịch, và ngoài ra không có các sự kiện tôn giáo nào khác.

Yee Peng Lanna diễn ra khoảng 1-2 tuần sau Lanna Kathina, giá vé $100 bao gồm đưa đón và đồ ăn, số lượng người tham gia hạn chế. http://www.yeepenglanna.com/index.html

4. Nên đi lúc nào?

Chiang Mai là vùng đất tôn giáo và văn hóa của Thái Lan, vậy nên nếu mục đích là đi để tìm hiểu và khám phá thì dịp nào cũng được cả. Dĩ nhiên, mass release đèn lồng là cảnh tượng nên xem một lần trong đời, nên nếu canh được đúng hôm ấy thì là chuẩn nhất.

Mình thì lỡ hẹn với Lanna Kathina, và không bào chữa được với việc bỏ $100 (5 ngày ở CM mình tiêu chưa đến mức ấy) cho một sự kiện “bản sao” nên đi vào dịp Loy Krathong. Tuy không có được những shoot ảnh thần tiên, nhưng chỉ đứng thả đèn và ngắm nhìn ánh sáng lung linh trên nền trời và sông nước cũng đã đủ cho mình một cảm giác rất lâng lâng và mơ màng. Chiang Mai còn có rất nhiều thứ để khám phá: đạp xe lang thang, thăm thú chùa chiền, ăn khao soi đến khé cổ… vậy nên nếu không xem được mass release thì mình nghĩ cũng chả có gì phải xoắn.

Công viên quốc gia Doi Inthanon, nơi có ngọn núi cao nhất Thái Lan / Doi Inthanon National Park, home to the highest mountain in Thailand.


If you remember Tangled, you must remember being intrigued by the scene in which Rapunzel & Flynn float on the river while watching hundred thousands of sky lanterns released on her birthday. That captivating moment is inspired by a festival in northern Thailand, called Loy Krathong/Yee Peng. Last year, I was fortunate to travel to Chiang Mai and be a part of it. I did a massive amount of research, talked to the natives, and found out that many people (me included), have some confusions about the festivals and events surrounding this sky-lantern release. This is a comprehensive note to clear things up (even though it doesn’t matter if you just want to enjoy the beauty of Chiang Mai).

1. Loy Krathong

Krathong means “water lantern” in Thai, thus Loy Krathong, first and foremost, revolves around water lanterns. People pay tribute and express gratitute to water spirits for the water resources by floating lanterns along water banks. The lanterns are usually in the shape of a lotus, and carry offerings (candles, incenses, flowers). You also put a small chunk of hair on it, resembling sending troubles and predicament away.

Another event that attract tourists are parades. The floats are deliberately decorated, mostly with Buddhist tributes.

But yeah, during Loy Krathong, people choose to release sky lanterns over water lanterns anyway. To be honest, it’s more fun with sky lanterns, for many reasons. (1) It’s harder to float the water lanterns. The banks often hinder their flows, so people usually queue up for a guy in the water to help send their lanterns away, (2) water lanterns are not as bright as, and more fragile than sky lanterns, so they are not up for photo-taking purposes, and (3) similarly, water lanterns only floats along side the banks, compared to the sky lanterns, which fly all over the sky.

2. The other lantern festival

Yee Peng Festival and Loy Krathong Festival are now considered one, due to the proximity in their dates. However, the latter is celebrated throughout Thailand, while the former occurs only in northern Thailand. There are all kinds of lanterns involved – hanging lanterns, hand-carried lanterns (with a long handle), revolving lanterns, and yes, sky lanterns. They are decorated in front of houses and temples, as to lure away darkness and predicament. DSC07840 (3)

3. The one we’ve all desired: mass release!

There are two events in which sky lanterns (lom khoi) are released simultaneously.

Lanna Kathina Ceremony is a Buddhist festival, administered by the Buddhist Sects and the Thailand Authority of Tourism. After a night of chanting and prayers, hundred thousands of lom khois will be released into the sky. This is an ethereal and emotion-provoking moment that everyone should experience once in a life time.

However, religiously speaking, this moment is only a part of a much more significant ceremony: “robe (kathin) offering”. Laity and people will bring donations and offerings to monks in the form of new robes, money and food. I think Buddhism in Chiang Mai is beautiful (couldn’t find a better word). The temples are diverse in architecture, and they have a hallow atmosphere that captivate even a non-religious person like me. Just strolling around the city, visiting different temples, engaging in conversations with the monks at Wat Chedi Luang gives me such peace of mind.

Meanwhile, Yee Peng Lanna (Mae Jo) is a ticketed event by a private Buddhist group named Duang Tawan Santiparb Foundation. This is a tourist’s version of Lanna Kathina the mass release occurs after the chanting and prayers, except that it is conducted in English, and there is no robe offering ceremony that day.

Yee Peng Lanna is usually 1-2 weeks after Lanna Kathina, and only a limited amount of tickets are sold at the price of $100pp, including transportation and food.

4. My verdict

Last year, I missed the public mass release. At the same time, I didn’t see myself paying $100 for a ‘faux’ event. Even though Loy Krathong didn’t give me any breathtaking shoots, just standing among the crowds, looking at the bright lights floating in the night sky was dreamy and ravishing enough for me. After all, Chiang Mai has a lot more to offer than a few minutes of beauty. I had an amazing time biking around, eating khao soi 3 times a day, discovering the live music scene… so if you can make it for the mass release event, it would be the best. But if not, honestly, don’t sweat it.


Source: TripAdvisor, thaizer.com

Tagged , , , , , , , , , , , ,